Các công nghệ chuyển đổi số phổ biến hiện nay

Các công nghệ chuyển đổi số hiện nay ứng dụng những sáng tạo tiên phong trên thế giới, phổ biến nhất là Vạn vật kết nối (IoT), Robotics, Điện toán đám mây (Cloud Computing) hay Trí tuệ nhân tạo (AI/ML)... Doanh nghiệp của bạn nên lựa chọn công nghệ nào?

Tại sao doanh nghiệp cần chuyển đổi số

Doanh nghiệp nào thì cần chuyển đổi số?

Theo báo cáo của Fujitsu về “Chuyển đổi số toàn cầu năm 2019”, có tới hơn 70% doanh nghiệp trên thế giới đang tham gia chuyển đổi số, và 40% trong số đó đã gặt hái nhiều thành quả từ các dự án chuyển đổi với công nghệ mới.

Chuyển đổi số đang là xu hướng toàn cầu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng khó có thể bỏ lỡ. Từ lĩnh vực bán lẻ, tài chính, đến chăm sóc sức khỏe, y tế... đều có thể gia tăng lợi nhuận, giảm chi phí và thời gian, cải thiện trải nghiệm khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh với chuyển đổi số.

Thực tế, các chuyên gia cho rằng dù ở bất cứ ngành nghề nào, mô hình lớn hay nhỏ, có đang gặp khó khăn hay không, thì nhà lãnh đạo đều nên cân nhắc chuyển đổi số càng sớm càng tốt. Đây là quá trình tất yếu và sẽ sớm là yêu cầu bắt buộc để tồn tại. Vấn đề giờ đây là bạn cần công nghệ chuyển đổi số nào, cần mức độ bao nhiêu và thực thi chuyển đổi ra sao cho hợp lý?

à Đọc thêm: Những lợi ích tuyệt vời khi doanh nghiệp chuyển đổi số

Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay:

Theo Hướng Dẫn Chuyển Đổi Số Cho Doanh Nghiệp Tại Việt Nam (của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư và USAID), hoạt động chuyển đổi số trên thực tế đã diễn ra như một nhu cầu tự nhiên của rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng hành vi tiêu dùng đang thay đổi của khách hàng.

Các hoạt động chuyển đổi số đang diễn ra ở Việt Nam gồm có:

  • Chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh: thể hiện qua các hình thức như Phần mềm hỗ trợ quản lý bán hàng, Ví điện tử, Sàn thương mại điện tử, Digital Marketing,...
  • Chuyển đổi số trong quản trị và vận hành: Phần mềm chấm công bằng vân tay, bằng khuôn mặt, phần mềm tính lương, giải pháp ERP, HRM, E-Office..., hóa đơn điện tử, phần mềm kế toán,...
  • Chuyển đổi số trong phương thức tiếp cận: thể hiện qua việc áp dụng phương thức hoạt động mới, dựa trên việc kết nối các hệ thống công nghệ, dữ liệu và xử lý thông tin tự động.

Tại sao doanh nghiệp nên thực hiện chuyển đổi số vào năm nay?

Cuối năm 2021 đánh dấu giai đoạn 2 năm sống chung với đại dịch, và cũng là thời điểm các doanh nghiệp đang cần một “đòn bẩy” để “sống dậy” một cách mạnh mẽ, bứt tốc, đột phá trong hoạt động kinh doanh. Đại dịch cũng là thời điểm nhu cầu của khách hàng biến đổi không ngừng, và ngày càng có quan tâm với các sản phẩm công nghệ với tiêu chuẩn cao hơn trước. Đây cũng là lúc quá trình chuyển đổi số đã được đông đảo doanh nghiệp lớn áp dụng. Ở đâu ta cũng bắt gặp công nghệ chuyển đổi số.

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn, và cán cân lợi thế luôn nghiêng về các tổ chức có hoạt động chuyển đổi số vững bền nhất. Nếu không bắt đầu chuyển đổi ngay bây giờ, bạn sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh, ngầm chấp nhận sự thụt lùi, thậm chí lụi tàn trong tương lai không xa.

Do đó, 2022 là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt đầu chuyển đổi số. Các tổ chức này có ưu thế lớn khi được học hỏi, rút kinh nghiệm từ những kẻ đi trước, có rất nhiều bài học, case study, cũng như nhiều lựa chọn để áp dụng công nghệ phù hợp với doanh nghiệp của mình. Các “ông lớn” cũng lựa chọn năm tới đây là thời điểm vàng để tiếp tục lựa chọn công nghệ mới, với mục tiêu chuyển đổi cao hơn, với sự chuẩn bị kỹ càng hơn về nhân lực cũng như tài chính.

à Đọc thêm: Quy trình 5 bước chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Các công nghệ chuyển đổi số phổ biến nhất hiện nay

Thế kỷ 21, công nghệ phát triển với số lượng nhiều hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp có đa dạng sự lựa chọn về công nghệ chuyển đối số. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn công nghệ phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, tiềm lực tài chính, nhân lực, cũng như phù hợp với mức độ sẵn sàng chuyển đổi của doanh nghiệp – nếu không muốn tiền mất, tật mang. Nếu doanh nghiệp mới bắt đầu chuyển đổi số, nên chọn công nghệ nào?

Dưới đây là top các công nghệ chuyển đối số phổ biến nhất hiện nay để bạn lựa chọn.

1. Vạn vật kết nối (IoT)

IoT platform (Internet of Things) còn được gọi là mạng lưới vạn vật kết nối - chính là quá trình kết nối hàng triệu, thậm chí là hàng tỷ các thiết bị vật lý thông qua Internet. Với sự hỗ trợ của chip máy tính và mạng không dây, những thiết bị liên quan đến Internet vạn vật đều có thể chia sẻ và thu thập dữ liệu. Chính sự kết nối này đã tạo ra các cụm từ như: “ngôi nhà thông minh” hay “thành phố thông minh”.

IoT cho phép doanh nghiệp lưu trữ khối lượng lớn các dữ liệu về sản phẩm của mình. Quản lý có thể kiểm soát và giám sát dữ liệu vận hành hàng trăm, nghìn máy móc cùng lúc; Nhân viên có thể tùy chỉnh quyền truy cập phù hợp với từng bộ phận, phòng ban của doanh nghiệp từ bất cứ đâu.

Nhờ IoT, các vấn đề, rủi ro trong hoạt động sản xuất sẽ được phát hiện sớm, kịp thời khắc phục, sửa chữa lỗi,… Nền tảng này còn thúc đẩy sản phẩm của bạn nhanh chóng ra mắt thị trường, đồng thời giúp doanh nghiệp hiểu rõ về khách hàng của mình hơn. Nhờ đó, bạn dễ dàng đưa ra các quyết định cải thiện và thúc đẩy giá trị cho doanh nghiệp.

2. Công nghệ Robotics

Robotics là một lĩnh vực khoa học, kỹ thuật chuyên về thiết kế, xây dựng và ứng dụng robot cơ khí, tạo ra các cỗ máy hiện đại, thông minh nhằm hỗ trợ các hoạt động công việc của con người. Với những đột phá tuyệt vời trong việc giảm chi phí nhân sự, tăng hiệu quả công việc, giảm rủi ro sản xuất,... Robotics gần như là biểu tượng công nghệ của thế kỷ 21.

Robotics tạo ra các robot vận hành, sản xuất, tính toán trong doanh nghiệp, giúp con người phục hồi chấn thương trong trị liệu vật lý,…. thậm chí, chúng còn đồng hành cùng y, bác sĩ khi thực hiện phẫu thuật. Robotics có thể ứng dụng trong mọi mặt của đời sống.

3. Công nghệ Điện toán đám mây (Cloud Computing)

Điện toán đám mây là việc đưa các dữ liệu, tài nguyên lên lữu trữ trên không gian ảo (cloud). Điện toán đám mây cho phép người dùng truy cập, xử lý và lưu trữ dữ liệu ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào một cách tiện lợi và nhanh chóng.

Với những ưu điểm như: linh hoạt, sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên, chi phí thấp,…, điện toán đám mây mang lại nhiều tiềm năng vượt trội. Triển khai mô hình này giúp người dùng sở hữu một không gian lưu trữ gần như vô tận, khả năng xử lý từ xa cũng được cải thiện mạnh mẽ.

Tại VTI Academy for Enterprise – đơn vị chuyên đào tạo công nghệ thông tin cho doanh nghiệp -  khóa đào tạo Điện toán đám mây luôn là lựa chọn được nhiều công ty quan tâm đầu tư nhất, cho thấy sự phổ biến của cloud computing trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 

à Tham khảo: Khóa đào tạo Cloud Computing toàn diện cho doanh nghiệp

4. Trí tuệ nhân tạo (AI/ML)

Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence) và Máy học (ML – Machine Learning) đề cập đến quá trình mô phỏng trí thông minh của con người để đưa vào máy móc, cải tiến liên tục mang đến những giá trị thiết thực cho nhiều ngành công nghiệp.

5. Công nghệ chuyển đổi số Digital Twin

Digital twin – Bản sao kỹ thuật số là một chương trình máy tính sử dụng dữ liệu trong đời sống thực để tạo ra các mô phỏng, giúp dự đoán phương thức hoạt động của một sản phẩm hoặc quy trình sản xuất. Nhờ Digital Twin, doanh nghiệp có thể xác định rủi ro nhanh chóng, tăng cường khả năng dự đoán, giám sát từ xa, tăng hiệu suất làm việc nhóm, tiết kiệm chi phí, …

6. Công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR)

AR - Augmented Reality là công nghệ mô phỏng vật thể ảo, con người có thể tương tác với chúng trong môi trường thật. AR được ứng dụng phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt giúp doanh nghiệp chuyển đổi số cải thiện năng suất và chất lượng của nhân viên.

7. Sản xuất bồi đắp (Additive MFG)

Additive MFG đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành sản xuất và xây dựng. Đây là quá trình chế tạo sản phẩm dựa trên một bản thiết kế kỹ thuật số 3 chiều với độ chính xác, gần với thành phẩm hơn so với in 3D. Additive MFG giúp nhà sản xuất rút ngắn thời gian thi công, dễ dàng điều chỉnh bản vẽ thiết kế chỉ với vài cú click chuột, sản phẩm được tạo ra bền vững và nhẹ hơn so với công nghệ in 3D

 

Các công nghệ chuyển đổi số trên đây đều là những công nghệ phát triển hàng đầu hiện nay, với những tính năng ưu việt trong việc hỗ trợ sản xuất kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và chi phí. Tuy nhiên, mỗi công nghệ chỉ hỗ trợ được một phần, một giai đoạn, một mảng trong quá trình chuyển đổi số. Doanh nghiệp cần lựa chọn và sử dụng kết hợp nhiều giải pháp để quá trình chuyển đổi số đạt được hiệu quả cao nhất, toàn diện nhất.

Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về Chuyển đổi số, hãy tham khảo Khóa đào tạo của VTI Academy for Enterprise về Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại đây.

Chia sẻ mạng xã hội:

Các tin tức khác