Hướng dẫn các bước chuyển đổi số doanh nghiệp

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, mà nếu đứng ngoài, doanh nghiệp của bạn sẽ sớm mất đi các lợi thế cạnh tranh. Thế nhưng liệu bạn đã biết quy trình các bước chuyển đổi số phù hợp với doanh nghiệp của mình chưa?

Đọc thêm: Chuyển đổi số là gì? Tại sao doanh nghiệp cần chuyển đổi số?

chuyển đổi số doanh nghiệp 1

Dưới đây là Hướng dẫn chi tiết các bước chuyển đổi số doanh nghiệp:

Bước 1: Đánh giá hiện trạng và xác định mục tiêu chuyển đổi số doanh nghiệp

Đánh giá hiện trạng

Bước đầu tiên trong quy trình chuyển đổi số doanh nghiệp là nhà lãnh đạo cần phải xác định rõ ràng những gì đang xảy ra trong tổ chức của mình, và những xu hướng của thị trường đang diễn ra như thế nào.

Công ty có những lỗ hổng nào cần chuyển đổi số đáp ứng? Công nghệ mới sẽ đóng góp như thế nào vào mục tiêu phát triển của công ty? Lựa chọn công nghệ số nào cho phù hợp?... Từ đó lựa chọn hướng đi đúng cho doanh nghiệp.

Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp

Không phải doanh nghiệp nào cũng phù hợp để chuyển đổi số ngay thời điểm này – khi tổ chức chưa chuẩn bị sẵn sàng về các yếu tố: nhân lực, tài chính, công nghệ và văn hóa doanh nghiệp. Ban lãnh đạo hãy có sự nghiên cứu, thống kê trên số liệu thực tế, để thu được đánh giá sát nhất về mức độ sẵn sàng cho chuyển đổi số doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chưa đủ khả năng thích nghi với những sự thay đổi bất ngờ, mà đã vội vàng Chuyển đổi số thì sẽ rất tốn kém, khó khăn và không thu được lợi ích gì.

Xác định mục tiêu chuyển đổi số doanh nghiệp

Một phần không thể thiếu trong bước khởi động trước khi bước vào Chuyển đổi số doanh nghiệp, chính là xác định mục tiêu. Doanh nghiệp cần thực sự hiểu rõ mong muốn, định hướng của công ty, cũng như lĩnh vực và yêu cầu cụ thể. Những mục tiêu này phải khả thi, phù hợp với nguồn lực và những gì doanh nghiệp có thể nâng cao, cải thiện được.

Bước 2: Lập kế hoạch và lựa chọn nền tảng công nghệ phù hợp

Lập kế hoạch và chiến lược thực hiện

Một kế hoạch, một chiến lược thực thi cụ thể sẽ là một con đường vững chắc giúp doanh nghiệp đi thẳng đến thành công mà không bị xao nhãng bởi bất kỳ điều gì xung quanh. Có những bước nào để đến chuyển đổi số toàn diện? Cách thức thực hiện từng bước như thế nào, trong thời gian bao lâu, kết quả doanh nghiệp mong muốn là gì?... Kế hoạch càng chi tiết, chu toàn thì càng dễ bám sát và thực hiện

Tiếp đến là xác định được chiến lược để hiện thực hóa những bước đã đặt ra một cách tốt nhất. Một chiến lược thông minh và đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp chuyển đổi số dễ dàng và nhanh chóng. Để xây dựng chiến lược tốt nhất, ban lãnh đạo có thể tham khảo các tài liệu, thống kê hoặc kinh nghiệm từ các doanh nghiệp khác đã chuyển đổi số thành công; hoặc trực tiếp lắng nghe những cố vấn từ chuyên gia thuê ngoài về Chuyển đổi số. Để có một tầm nhìn, chiến lược bao quát về chuyển đổi số, Lãnh đạo doanh nghiệp cần là một người am hiểu thị trường, thông tường về công nghệ, đồng thời cũng nắm chắc điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp trong tay. Nếu bạn chưa có được những điều đó, hãy đảm bảo bản thân được học hỏi đầy đủ trước khi bắt tay quyết định bất cứ điều gì.

Đọc thêm: Khóa học Chuyển đổi số toàn diện dành cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp

Lựa chọn nền tảng công nghệ phù hợp

Ngày nay, có rất nhiều nhà cung cấp nền tảng công nghệ Chuyển đổi số. Mỗi nền tảng có những ưu và khuyết điểm riêng. Không có cái nào là tốt nhất, chỉ có cái phù hợp nhất. Đây vừa là lợi thế khi doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn, nhưng cũng là bất lợi nếu Ban lãnh đạo không đánh giá được công nghệ nào là tương thích với tổ chức của mình.

Đọc thêm: AWS, AZURE, GCP - Doanh nghiệp của bạn phù hợp với "ông lớn" nào

Bước 3: Số hóa các dữ liệu

Dữ liệu là tài sản giá trị của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. Tất cả các tài liệu cứng cần được chuyển hóa thành định dạng kĩ thuật số và có thể lưu trữ tài liệu trên Cloud. Nó không những giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lí cũng như tìm kiếm được dữ liệu khi cần, mà còn tăng độ bảo mật của tài liệu.

Bên cạnh dữ liệu nội bộ công ty như dữ liệu về nhân sự, khách hàng, quy trình, công việc…, người lãnh đạo nên khảo sát, chú ý đến dữ liệu của các đối tác, đối thủ của mình để tạo dựng một cái nhìn tổng thể về Giá trị của dữ liệu.

Các quy trình hoạt động trong công ty cũng nên dần được chuyển đổi số hóa. Nó sẽ giúp tiết kiệm thời gian làm việc và giải quyết vấn đề, giảm thiểu chi phí nhân sự và tăng năng suất xử lý công việc,… Thêm vào đó, quy trình làm việc với khách hàng được số hóa cũng sẽ dễ dàng hơn, tăng sự hài lòng của khách hàng. Từ đó sẽ làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Bước 4: Chuẩn bị đội ngũ nhân lực

Chuyển đổi số không thể thành công nếu nó chỉ xuất phát từ phía lãnh đạo doanh nghiệp. Ngược lại, đội ngũ nhân sự đông đảo mới chính là những người trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển đổi. Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần có nguồn nhân lực chất lượng cao với kiến thức chuyên môn chắc chắn và tư tưởng mở, luôn sẵn sàng thay đổi. Thêm vào đó, nhân viên trong doanh nghiệp cũng cần được đào tạo cách làm việc khoa học, hiệu quả và linh hoạt để có thể thích ứng được với chuyển đổi số.

Bạn cần đào tạo chuyển đổi số cho toàn bộ nhân viên? Hãy tham khảo khóa đào tạo của VTI Academt for Enterprise

Ngoài ra, môi trường làm việc và văn hóa làm việc của doanh nghiệp cũng phải “mở” để dễ dàng áp dụng chuyển đổi số. Điều này sẽ nâng cao hiệu quả làm việc, thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo, dám chấp nhận sự thay đổi của nhân viên khiến việc chuyển đổi số diễn ra thuận lợi hơn.

Bước 5: Báo cáo, đánh giá và cải tiến

Đây chính là bước cuối cùng và cũng là bước vô cùng quan trọng trọng Chuyển đổi số doanh nghiệp. Khi toàn bộ thông tin của công ty đã được số hóa, doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống báo cáo chỉn chu, bao gồm báo cáo nhân sự, báo cáo Marketing, doanh số… cho đến báo cáo tiến trình chuyển đổi từng hạng mục nhỏ lẻ. Những báo cáo này cần liên tục xây dựng và cải tiến.

Tiếp theo là đánh giá và cải tiến. Việc đánh giá này phải trả lời được các câu hỏi: cách chuyển đổi hóa đang thực hiện có đem lại thay đổi tích cực trong cả nội bộ doanh nghiệp và khách hàng không? Có đạt được như trong kế hoạch đã đề ra hay không? Cần thay đổi hay cải thiện điểm nào để chuyển đổi số đem lại hiệu quả cao hơn? Từ đó, doanh nghiệp sẽ vạch ra những việc cần làm để nâng cao chất lượng chuyển đổi số.

Chia sẻ mạng xã hội:

Các tin tức khác