Bứt phá chuyển đổi số trong ngành dịch vụ Tài chính, ngân hàng

 

Từ thế bị động khi bị “ép” phải tồn tại và đứng vững trong những ảnh hưởng khốc liệt của COVID-19, các ngành dịch vụ tài chính và dịch vụ ngân hàng đã có những biến chuyển mạnh mẽ khi thực hiện Chuyển đổi số, bắt kịp xu hướng chung, tận dụng những thói quen thanh toán và tiêu dùng số của người dân, dần trở thành những thành viên tích cực nhất trong cuộc chơi này.

Thực trạng chuyển đổi số trong Dịch vụ tài chính, ngân hàng

Những con số ấn tượng của tài chính, ngân hàng trong cuộc đua số hóa

Theo Ngân hàng Nhà nước, Việt Nam đang là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán di động, với số lượng và giá trị giao dịch thanh toán qua di động năm 2020 tăng tới hơn 1.111,2% và 4.049,1% so với cùng kỳ năm 2016. Riêng trong năm 2020, số lượng giao dịch thanh toán qua Internet đạt gần 374 triệu giao dịch với giá trị đạt hơn 22,4 triệu tỷ đồng (tăng 8,3% về số lượng và 25,5% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm trước đó); số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt gần 918,8 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 9,6 triệu tỷ đồng (tăng 123,9% về số lượng và 125,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019).

Có thể thấy trong “năm COVID thứ nhất”, các dịch vụ chuyển đổi số đã gần như bỏ xa dấu vết của các dịch vụ ngân hàng, tài chính truyền thống.

Tương ứng với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của thanh toán điện tử, tốc độ phát triển của kinh tế số tại Việt Nam trong thời gian qua luôn ở mức rất cao - đạt khoảng 14 tỷ USD  trong năm 2020 và dự báo đến năm 2025 sẽ đạt mức 54 tỷ USD. 

Chuyển đổi số trong Dịch vụ tài chính, ngân hàng đã là điều tất yếu

Riêng trong lĩnh vực ngân hàng, nhiều đơn vị đã xem việc phát triển ngân hàng số là một mục tiêu trong chiến lược kinh doanh, chứ không đơn thuần là các dự án công nghệ thông tin của doanh nghiệp.

Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước cho biết, có 95% số ngân hàng đã và đang xây dựng hoặc dự tính sẽ xây dựng chiến lược chuyển đổi số, trong đó 39% số ngân hàng đã phê duyệt chiến lược chuyển đổi số hoặc tích hợp trong chiến lược phát triển kinh doanh/công nghệ thông tin; 42% ngân hàng đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số…

Trong chiến lược chuyển đổi số, đa số các ngân hàng đều lựa chọn chuyển đổi số cả kênh giao tiếp khách hàng (front-end) và nghiệp vụ nội bộ (back-end) hoặc số hóa toàn bộ; chỉ có 6% ngân hàng  dự kiến chỉ số hóa kênh giao tiếp khách hàng (front-end only).

Về tài chính, 97% các thành viên thuộc ban lãnh đạo doanh nghiệp dịch vụ tài chính tin rằng công nghệ sẽ đem lại ảnh hưởng tích cực đến triển vọng công việc trong tương lai. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy các lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành đang xem những thay đổi do công nghệ đem lại có khả năng ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả công việc của họ.

“Công nghệ đang tái định hình nguồn nhân lực của ngành Dịch vụ tài chính một cách nhanh chóng. Để triển khai công nghệ một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần bắt đầu tập trung đảm bảo yếu tố con người và công nghệ có thể bổ trợ và vận hành tốt cùng nhau” - Bà Đinh Hồng Hạnh - Phó Tổng giám đốc PwC Việt Nam nhận định.

Cải thiện năng lực nội bộ là hướng đi tốt nhất trong chuyển đổi số

Các chuyên gia của PwC cho rằng, chương trình nâng cao hiệu quả chuyển đổi số cần bắt đầu với sự thấu hiểu rõ ràng về mối quan hệ giữa tự động hóa, hiệu suất công việc và cải thiện năng lực nội bộ. Theo đó, nâng cao kỹ năng, năng lực cho nhân viên là việc cần thiết để xây dựng lực lượng lao động có khả năng sử dụng và tạo ra công nghệ mới.

Thực tế trong khảo sát “Nâng cao kỹ năng chuyển đổi số trong ngành dịch vụ tài chính” của PwC, 49% người được hỏi thể hiện mong muốn trau dồi thêm kiến thức để áp dụng hiệu quả các công nghệ mới. Thêm vào đó, 38% cho rằng họ sẵn sàng nâng cao kỹ năng để có thể sử dụng thành thạo một công nghệ cụ thể. Đây là minh chứng cho việc ngành Dịch vụ tài chính Việt Nam đã và đang ở thế chủ động trong hành trình chuyển đổi số, sẵn sàng nâng cao năng lực nội bộ để đảm bảo nguồn nhân lực có thể thích ứng và thành công trong tương lai.

Chiến lược đào tạo nguồn lực chuyển đổi số trong ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng

Thấu hiểu tầm quan trọng của nguồn lực trong quá trình chuyển đổi số, hàng loạt ngân hàng và đơn vị dịch vụ tài chính đã cấp thiết đưa ra những phương án đào tạo nội bộ và nâng cao kỹ năng số. Theo đó, có 2 cấp độ đào tạo bao gồm: 

1. Thay đổi tư duy và đào tạo chiến lược cho cấp độ quản lý

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chưa có những hành động quyết liệt trong chuyển đổi số, thì rào cản lớn nhất đến từ tư duy và mức độ sẵn sàng của người đứng đầu doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên có kế hoạch cho chiến lược dài hạn và chuẩn bị những kịch bản không mong muốn xảy ra trong quá trình chuyển đổi, chấp nhận những mức độ thay đổi từ mức độ đơn vị, như là áp dụng  một công nghệ mới, hay triển khai các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số,... cho đến quy mô lớn như cải tổ bộ máy, thủ tục, quy trình.., 

Xem thêm: Khóa đào tạo Chuyển đổi số cho doanh nghiệp ngân hàng, tài chính

2. Áp dụng song song việc Đào tạo nâng cao và Đào tạo lại cho nội bộ

Doanh nghiệp ngân hàng, tài chính cần xác định chính xác những kỹ năng cấp thiết để thành công trong tương lai. Việc liên tục phát triển và nâng cao kỹ năng mới là vô cùng quan trọng, song song với đó, các cá nhân cũng cần được đào tạo lại các kỹ năng để đảm bảo thích ứng tốt trong hiện trạng đầy biến động.

Với vị thế là những người dẫn đầu tích cực trong hành trình Chuyển đổi số tại Việt Nam, các đơn vị ngân hàng, tài chính đã biết coi trọng vấn đề về nâng cao năng lực hơn bao giờ hết. Không còn là một dự án nhân sự nội bộ, việc đào tạo chuyển đổi số giờ đây đã trở thành một chiến lược cấp thiết có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống còn của các doanh nghiệp. 

Thấu hiểu được điều đó, VTI Academy for Enterprise liên tục tổ chức các khóa đào tạo Chuyển đổi số nói riêng và đào tạo nhân lực công nghệ thông tin nói chung cho các doanh nghiệp. Bằng sự đầu tư bài bản và nhận thức rõ ràng lợi ích của nhân lực chất lượng trong quá trình chuyển đổi, ngành Dịch vụ tài chính, ngân hàng tại Việt Nam có khả năng đem lại những ảnh hưởng tích cực trong hành trình chuyển đổi số.

Xem thêm: Các khóa đào tạo doanh nghiệp tại VTI Academy for Enterprise

Chia sẻ mạng xã hội:

Các tin tức khác