Các giai đoạn chuyển đổi công nghệ số cho doanh nghiệp?

Cụm từ “chuyển đổi công nghệ số” đang dần trở nên phổ biến trong thời gian gần đây. Tích hợp đầy đủ các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực, vận hành của doanh nghiệp, chuyển đổi số còn đòi hỏi doanh nghiệp có những bước chuyển liên tục, thay đổi theo những cái mới và nhìn nhận lạc quan các thất bại sơ khai, để cải thiện tích cực theo thời gian.

Tuy nhiên, bất kỳ quá trình chuyển đổi công nghệ số trong doanh nghiệp nào cũng trải qua các bước nền tảng nhất định, để tổng thể diễn ra thuận lợi và đạt được những thành tựu nhất định. 

 

1. Các giai đoạn chuyển đổi công nghệ số trong doanh nghiệp

1.1 Giai đoạn thứ nhất: Áp dụng chuyển đổi công nghệ số trong kinh doanh và mô hình quản trị

Đa số các hoạt động của các tổ chức doanh nghiệp hiện tại vẫn chưa tương thích với kỹ thuật số, khi mà quy trình, số liệu trong mô hình kinh doanh đều bị bỏ qua và hoạt động phân tích chỉ phục vụ mục đích báo cáo. 

Để bắt đầu áp dụng chuyển đổi công nghệ số, doanh nghiệp cần tiến hành các giải pháp công nghệ, yêu cầu về dữ liệu cho các giai đoạn sau được đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh, sản xuất và quản lý của doanh nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp có thể tiến hành các cuộc thử nghiệm số liệu trải nghiệm của khách hàng, và lắng nghe các phương tiện truyền thông hiện có để tìm hiểu, sáng tạo và cải thiện quy trình chuyển đổi một cách cụ thể nhất.

 

 

1.2 Giai đoạn thứ hai: Áp dụng chuyển đổi công nghệ số vào các lĩnh vực kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp

Trải qua giai đoạn làm quen với chuyển đổi công nghệ số, các doanh nghiệp đã nhìn nhận được những ưu điểm vượt trội của công nghệ trong bộ máy vận hành. Kế tiếp đó, doanh nghiệp nên mở rộng quá trình chuyển đổi này cho nhiều sản phẩm và nhiều lĩnh vực hơn. Đặc biệt, các nhà quản lý nên ưu tiên xây dựng hệ thống báo cáo quản trị (bao gồm các chỉ số báo cáo quản trị từ các dữ liệu đã thu thập được) và đảm bảo tính liên kết giữa cơ sở dữ liệu được coi là thiết yếu trong giai đoạn này.

 

1.3 Giai đoạn thứ ba: Chuyển đổi công nghệ số hoàn toàn mô hình kinh doanh và mô hình quản trị

Tại cấp độ cao nhất này, đa phần bộ máy nhân sự của doanh nghiệp đã thích ứng với chuyển đổi số. Đây là thời gian tăng tốc đế hoàn thiện cơ sở dữ liệu và nền tảng số cho doanh nghiệp bằng cách tích hợp cơ sở dữ liệu của các bộ phận thành một hệ thống dữ liệu tập trung và xuyên suốt. Từ đó, doanh nghiệp áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực (ERP) nhằm xây dựng kế hoạch, ngân sách, dự báo dòng tiền,... từ cơ sở dữ liệu tích hợp và áp dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm mới (R&D).

 

2. Khó khăn thường gặp của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi công nghệ số

Thực tế cho thấy, hoạt động chuyển đổi công nghệ số trong doanh nghiệp đã và đang diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây. Các chuyên gia nhận định rằng, chuyển đổi số là nhu cầu tự nhiên và tất yếu của rất nhiều doanh nghiệp để đáp ứng sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng và nhu cầu quản lý khi mở rộng quy mô. 

Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, trong quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp đang gặp phải một số khó khăn sau:

 

2.1 Khó khăn về tư duy lãnh đạo

Chuyển đổi công nghệ số là quá trình xuyên suốt, cần sự định hướng rõ ràng và sự quyết tâm đến cùng từ bộ máy lãnh đạo của các doanh nghiệp. Để quá trình chuyển đổi hiệu quả, sự cam kết của lãnh đạo từ cấp giám đốc điều hành đến cán bộ quản lý cấp trung là cần thiết. Do vậy, tư duy lãnh đạo là một trong các yếu tố quan trọng để tránh việc chuyển đổi được triển khai dang dở hoặc chưa được đầu tư đúng mức.

Bên cạnh đó, bộ máy lãnh đạo cần phải thích nghi với những thay đổi trong thói quen và tập quán kinh doanh sẵn có. Ví dụ như, doanh nghiệp sẽ thay đổi bán hàng từ sổ sách sang các giải pháp phần mềm vào hoạt động bán hàng, tiếp thị trực tuyến, quản lý kênh phân phối, quản trị kinh doanh hoặc tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới. Điều này đòi hỏi sự thay đổi và điều chỉnh toàn diện trên mọi khía cạnh của doanh nghiệp. Vì vậy, chuyển đổi số thành công hay thất bại phụ thuộc nhiều vào người đứng đầu.

 

2.2 Khó khăn về chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số

Nhiều doanh nghiệp cho rằng chi phí đầu tư vào các giải pháp công nghệ số và chi phí triển khai, duy trì công nghệ tương đối cao so với các chi phí khác mà doanh nghiệp đang phải chịu, trong khi hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh không thể hiện rõ trong thời gian ngắn hạn. 

 

2.3 Khó khăn về cơ sở hạ tầng công nghệ số

 

 

Hạ tầng công nghệ số được coi là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số. Tuy nhiên, hệ quả của chi phí đầu tư cao có thể dẫn đến việc thiếu hụt cơ sở hạ tầng cần thiết để doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số một cách hiệu quả và toàn diện.

 

Khó khăn về nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số

Một trong những rào cản lớn nhất của doanh nghiệp khi chuyển đổi số là thiếu chuyên gia, nhân lực nội bộ am hiểu về công nghệ số. Doanh nghiệp không thể chuyển đổi số nếu cả đội ngũ đều quá truyền thống, không ai hiểu biết hay sử dụng công nghệ. Việc đưa các công nghệ mới vào sử dụng tại doanh nghiệp sẽ khiến nhân viên mất một thời gian để học và sử dụng thành thạo. 

Ngoài ra, đội ngũ lãnh đạo chưa có đủ kiến​​ thức, tầm nhìn để đánh giá cao phạm vi chuyển đổi kỹ thuật số cũng như hiệu quả của quá trình trong tương lai xa, mà lập tức quyết định loại bỏ các công nghệ mới với lý do chưa nhìn nhận được sự thay đổi rõ ràng đối với các vấn đề nhất thời.

Theo Báo cáo thường niên chuyển đổi số doanh nghiệp 2021, trong 1.300 doanh nghiệp tham gia khảo sát, có đến 52.5% khẳng định thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số là rào cản lớn nhất. Trong một năm qua, nhận thức về chuyển đổi số của doanh nghiệp đã được cải thiện nhiều, nhiều doanh nghiệp đã có ý định, nhu cầu chuyển đổi số. Khi doanh nghiệp bắt đầu mục tiêu chuyển đổi số, thì bắt gặp khó khăn về việc thiếu các cán bộ có kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng để triển khai dự án chuyển đổi số cho doanh nghiệp mình.

 

3. Khóa đào tạo chuyển đổi số của VTI Academy for Enterprise: Giải pháp chuyển đổi công nghệ số cho doanh nghiệp

Để khắc phục các khó khăn trên, VTI Academy for Enterprise mang đến Khóa đào tạo chuyển đổi số, giúp các doanh nghiệp giải quyết hiệu quả bài toán về thiếu hụt nhân sự chất lượng cao, những khó khăn gặp phải trong quá trình chuyển đổi số, tối ưu hiệu quả vận hành và kinh doanh… không chỉ đối với các doanh nghiệp về CNTT mà còn cả các doanh nghiệp về lĩnh vực: sản xuất, tài chính, ngân hàng, y tế… 

Khóa đào tạo chuyển đổi số tại VTI Academy for Enterprise sẽ giúp doanh nghiệp xua tan đi những khó khăn trên con đường chuyển đổi số sắp tới. Với lợi thế là đơn vị chuyên đào tạo, cung cấp nhân lực lập trình chất lượng cao, đào tạo năng lực CNTT về điện toán đám mây, chuyển đổi số, công nghệ chuỗi khối, và các xu hướng công nghệ mới khác cho nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề,  VTI Academy for Enterprise sở hữu đội ngũ giảng viên là những chuyên gia hàng đầu trong ngành. Những công nghệ mới luôn được update vào chương trình đào tạo. Đội ngũ chuyên gia sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt thời gian triển khai, rút ngắn thời gian quá trình chuyển đổi số của khách hàng. Từ đó giúp doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số dễ dàng vào quá trình vận hành, làm việc giúp tăng hiệu suất và doanh thu.

Luôn đề cao tiêu chí hợp tác dựa trên sự tôn trọng và uy tín, VTI Academy for Enterprise sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trên quá trình chuyển đổi số và mang lại những sự trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Chia sẻ mạng xã hội:

Các tin tức khác