Hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tính đến tháng 12/2020, Việt Nam có hơn 811.000 doanh nghiệp; trong đó có tới  98,1% doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo Tổng cục Thống kê, trong đợt đại dịch COVID-19 vừa qua, Việt Nam có 101.000 doanh nghiệp dừng hoạt động. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2021, hơn 90.000 doanh nghiệp dừng kinh doanh, trung bình mỗi tháng 10.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Hầu hết những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất là những doanh nghiệp đang chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi số. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một phần quan trọng, đóng góp 45% GDP hàng năm, nhưng lại là thành phần dễ tổn thương nhất trong nền kinh tế. Chuyển đổi số được xem làm một trong những giải pháp then chốt giúp các doanh nghiệp này không những sống sót, mà còn bứt phá sau đại dịch.

Chuyển đổi số - “tấm khiên chắn bão” cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Song hành cùng những dự án thiết thực Chuyển đổi số Quốc gia, cụm từ “chuyển đổi số” đã trở thành một khái niệm phổ biến và quan trọng trong các doanh nghiệp. Từ các chương trình nghị sự cấp cao đến bàn đàm phán kinh doanh, rồi cả trong những câu chuyện luận bàn của người dân, ai cũng nhắc đến chuyển đổi số và gật gù với những tiềm năng tuyệt vời của nó.

Theo các chuyên gia nhận định, trong 1-2 năm gần đây, thị trường Chuyển đổi số đã sôi động hơn rất nhiều, các doanh nghiệp cũng có cái nhìn nghiêm túc hơn, thay vì chạy theo phong trào. Đây là kết quả cộng hưởng của nhiều lý do như từ xu hướng quốc tế, hỗ trợ của chính phủ, các nhóm cộng đồng yêu công nghệ, và đặc biệt là từ thực tế: lợi ích của Chuyển đổi số đã thực sự “cứu vớt” rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trong kỳ đại dịch COVID-19 vừa qua.

Khi thị trường Chuyển đổi số phát triển, nó cũng bắt đầu phân cấp và một số nhóm doanh nghiệp thể hiện sự tiên phong trong việc thử nghiệm và áp dụng không ngừng nghỉ các công nghệ mới. Trong số đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực sự là những thành phần năng động trên đường đua này. Ngoại trừ một số Tập đoàn như Vingroup, những công ty lớn hay thậm chí rất lớn lại đang kém cạnh hơn nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) khi tiến hành chuyển đổi số, do những rào cản từ sự cồng kềnh và nặng nề trong cơ chế.

Điều đó cho thấy, nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ có rất nhiều tiềm năng để Chuyển đổi số một cách thần tốc và bài bản. Đây sẽ là những thành phần bứt tốc nhanh chóng sau đại dịch nếu đầu tư áp dụng chuyển đổi số thành công.

 

Những khó khăn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khi Chuyển đổi số.

Mặc dù đã nhận thức được tiềm năng và lợi thế khi, thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện Chuyển đổi số. Theo khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) năm 2020, có tới 69% doanh nghiệp không biết lựa chọn đối tác nào để triển khai chuyển đổi số, 72% không biết bắt đầu từ đâu, 92% không biết nên chuyển đổi số như thế nào.

Quá trình chuyển đổi số vẫn còn là thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều quy trình vẫn chưa được tự động hóa, nhiều phương pháp làm việc thủ công vẫn duy trì, và các doanh nghiệp chỉ mới đang bắt đầu tạo ra một kế hoạch chuyển đổi số và hành trình chuyển đổi số còn rất nhiều việc cần giải quyết.

Một số rào cản lớn nhất mà doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta đang phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi số là:

  • Thiếu kỹ năng số 
  • Thiếu nhân lực
  • Thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số
  • Thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp.

 

Giải quyết bài toán nhân lực là bước đi đầu tiên cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các tổ chức có quy mô lớn đều có những chiến lược và đội ngũ nhân lực CNTT chuyên biệt để thực hiện chuyển đối số mà doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có được. Vì thế đây được coi là bất lợi lớn nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với quy mô nhân lực hạn chế, nguồn lực chủ yếu của họ sẽ tập trung cho các mảng kinh doanh chính để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Họ thiếu đội ngũ nhân lực CNTT chuyên trách, do đó họ thiếu chiến lược, kế hoạch và ngân sách CNTT. Họ đang rất lúng túng không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào để bắt kịp chuyển đổi số, kịp thời đem lại những giá trị mới cho khách hàng, và thúc đẩy phát triển kinh doanh.

Tuy nhiên, tuyển dụng nhân sự CNTT ngày nay cũng là bài toán rất khó, cả về chất lượng, số lượng và mức độ phù hợp với tổ chức.

Thấu hiểu những khó khăn đó, cùng nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp, VTI Academy for Enterprise cho ra đời các chương trình đào tạo chuyển đổi số cho quản lý lãnh đạo và các nhân sự có sẵn trong tổ chức - những người thấu hiểu chiến lược, tầm nhìn của công ty, sẵn sàng “gồng gánh” doanh nghiệp trên những bước đầu khó khăn của quá trình Chuyển đổi.

Khóa đào tạo Chuyển đổi số cho doanh nghiệp của VTI Academy for Enterprise sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí mò mẫm trên con đường chuyển đổi số, xây dựng một đội ngũ CNTT phù hợp, thay đổi tư duy, tầm nhìn chiến lược về chuyển đổi, đồng thời tư vấn và đánh giá những hình thức chuyển đổi số tốt nhất cho doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm về Khóa đào tạo chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại đây.

Hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nắm bắt được khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã thành lập Hội đồng chuyên gia xây dựng khung hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm gần 40 chuyên gia là lãnh đạo cao cấp các doanh nghiệp công nghệ đang dẫn đầu về chuyển đổi số trong từng lĩnh vực.

Theo đó, khung hướng dẫn chuyển đổi số cho mỗi lĩnh vực sẽ bao gồm 5 phần cơ bản, gồm thực trạng và xu hướng phát triển, khung hướng dẫn chuyển đổi số, bộ giải pháp chuyển đổi số, khuyến nghị những kỹ năng số cần đào tạo cho nhân sự, bộ tiêu chí đánh giá. Trong đó, khung hướng dẫn chuyển đổi số là phần quan trọng nhất. Mỗi khung hướng dẫn được chia làm 2 loại là khung cơ bản và khung chuyên dụng.

 

Toàn bộ tài liệu sẽ được phát hành công khai và hoàn toàn miễn phí trên website www.dx4sme.vn.

Đọc thêm các bài viết về Chuyển đổi số tại đây.

Chia sẻ mạng xã hội:

Các tin tức khác