GDP sẽ tăng 30 tỷ USD nếu doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số thành công
Việt Nam hiện có khoảng 785.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm hơn 98% tổng số doanh nghiệp. Doanh nghiệp SME sử dụng 70% lực lượng lao động, đóng góp khoảng 50% GDP.
Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: chuyển đổi số có khả năng giúp doanh nghiệp tăng năng suất và lợi nhuận cao gấp đôi so với doanh nghiệp chưa chuyển đổi số. Ông cũng đưa ra dự báo: GDP Việt Nam sẽ tăng tới 30 tỷ USD (705 nghìn tỷ đồng) nếu các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) chuyển đổi số thành công.
Vậy các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số như thế nào để đi đến thành công?
Nguyên nhân khiến doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa chuyển đổi số thành công
Chuyển đổi số luôn là bài toán khó đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), nguồn lực tài chính và nhân sự đều ở mức trung bình trong khi mục tiêu đặt ra đôi khi lại quá cao chính là lý do chính khiến khối doanh nghiệp này còn nhiều vướng mắc trong chuyển đổi số.
Chưa đặt các mục tiêu “nhỏ”
Ghi nhận từ một số doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số chưa đạt kết quả như mong muốn cho thấy, hầu hết đều thiếu những mục tiêu bị xem là “nhỏ”.
Không ít lãnh đạo SME cảm thấy hào hứng và muốn chuyển đổi số ngay vì những con số, biểu đồ, mục tiêu sẽ đạt được thoạt nhìn có vẻ rất hấp dẫn trong bức tranh toàn cảnh đẹp mắt.
Tuy nhiên, thực tế khi triển khai chuyển đổi số thì có những vướng mắc khiến một số SME “giữa đường gãy gánh”. Muốn đạt được mục tiêu lớn thì phải trang bị đầy đủ từ công nghệ đến nhân lực có chuyên môn cao mà điều này lại không dễ dàng. Nhân lực có sẵn của doanh nghiệp đôi khi không đáp ứng được trong khi tuyển mới hàng loạt thì cũng không thể làm ngay.
Tâm lý và tầm nhìn của lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tâm lý chán nản là hoàn toàn dễ hiểu sau thời gian triển khai mà những mục tiêu hoành tráng vẫn còn ở quá xa và không biết bao giờ mới đạt được. Điều này có thể dẫn đến hệ luỵ là doanh nghiệp không đầu tư đầy đủ như kế hoạch đã đề ra, khiến chuyển đổi số rơi vào tình trạng dang dở. Nếu tình trạng này kéo dài, quán tính của bộ máy nhân sự sẽ quay lại cách làm cũ như trước khi chuyển đổi số.
Nguồn lực chưa đáp ứng được cho Chuyển đổi số
Do nguồn lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có giới hạn, lại chưa có đầy đủ chuyên môn IT nên việc cần làm trước khi chuyển đổi số là nghiên cứu thật kỹ lưỡng và đặt ra mục tiêu càng cụ thể càng tốt. Việc đặt ra nhiều mục tiêu nhỏ và chia ra nhiều giai đoạn cho các mục tiêu đó sẽ tạo tâm lý thoải mái cho cả lãnh đạo lẫn nhân viên khi triển khai chuyển đổi số.
VTI Academy for Enterprise chính là giải pháp cho bài toán nguồn lực trong chuyển đổi số. Chúng tôi tự tin giúp các doanh nghiệp giải quyết bài toán thiếu hụt nhân lực công nghệ cả về số lượng và chất lượng. Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được VTI Academy for Enterprise thiết kế chương trình đào tạo riêng và độc quyền để phù hợp với yêu cầu của từng tổ chức.
Ngoài ra, trong suốt quá trình hợp tác, VTI Academy For Enterprise sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc đưa ra những giải pháp tối ưu nhất để doanh nghiệp sở hữu được đội ngũ nhân sự số chất lượng cao trong thời gian ngắn với mức chi phí vô cùng hợp lý.
Đọc thêm các khóa đào tạo về chuyển đổi số của VTI Academy For Enterprise tại đây.
Hỗ trợ 30.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số trong năm 2022
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, sau khi triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số với 16.000 doanh nghiệp tham gia trong năm 2021, Bộ quyết định tiếp tục đẩy mạnh chương trình hỗ trợ này trong năm 2022 với mục tiêu sẽ có 30.000 doanh nghiệp được hỗ trợ chuyển đổi số.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết, yếu tố của chuyển đổi số là nền tảng số. Nền tảng số là giải pháp đột phá để chúng ta phổ biến công nghệ số trở thành một dịch vụ và biến công nghệ số trở thành yếu tố đầu vào trong sản xuất như điện, nước... Khi đó, chúng ta sẽ chuyển đổi số thành công vì công nghệ số đã thấm được vào mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong năm 2022, các doanh nghiệp sẽ nhận được nguồn hỗ trợ kinh phí chuyển đổi số từ ngân sách. Cụ thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được hỗ trợ 50% nếu thuê, mua các nền tảng, giải pháp chuyển đổi số do Bộ Thông tin và Truyền thông chứng nhận, công bố.
Đọc thêm: Hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ