Tìm hiểu về điện toán đám mây Azure

Hiện nay, điện toán đám mây đang ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực, đóng vai trò là cơ sở hạ tầng CNTT thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi số. Một trong những nền tảng Cloud Computing lớn nhất hiện nay không thể không nhắc tới đó là nền tảng điện toán đám mây Azure. 


 

1. Điện toán đám mây Azure là gì? 

Microsoft Azure là một nền tảng điện toán đám mây thuộc sở hữu của Microsoft -  Tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Microsoft Azure được Microsoft khởi đầu vào năm 2008 với tiền thân là Windows Azure. Tuy nhiên, đến tận năm 2010, họ mới chính thức coi đây là một dịch vụ và cung cấp rộng rãi ra toàn thế giới. 4 năm sau, vào năm 2014, họ đổi tên từ Windows Azure thành Microsoft Azure với tham vọng triển khai dịch vụ điện toán đám mây này không chỉ dừng lại ở Windows.

Đến nay, dịch vụ điện toán đám mây Microsoft Azure phủ sóng toàn thế giới. Nó mang đến sự linh hoạt cùng với một nền tảng đám mây mở, giúp doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh với hiệu quả cao hơn và đáp ứng nhanh chóng sự thay đổi. 


 

2. Doanh nghiệp Việt Nam dùng dịch vụ gì trên nền tảng điện toán đám mây Azure nhiều nhất?

          - Lưu trữ dữ liệu: Microsoft Azure  cho phép doanh nghiệp di dời các ứng dụng nhanh chóng và dễ dàng từ máy chủ tại đơn vị lên đám mây. Việc này giúp doanh nghiệp tránh được chi phí đầu tư máy chủ mới. Cơ sở hạ tầng điện toán đám mây giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng hoặc thu nhỏ khi cần thiết. Doanh nghiệp còn có được nhiều bản sao lưu dữ liệu tại các khu vực địa lý do doanh nghiệp lựa chọn.

     - Sao lưu - Phục hồi dữ liệu: Microsoft cung cấp dịch vụ Azure Backup để sao lưu dữ liệu và giúp khách hàng phục hồi dữ liệu khi có sự cố xảy ra. Tùy vào gói dịch vụ, Microsoft sẽ nhân bản backup thành 3 hoặc 9 bản giống nhau và đặt ở những máy chủ tách biệt nhằm đảm bảo khả năng phục hồi cho khách hàng lên đến 99,9%.

          - Website: Với Azure, doanh nghiệp có thể dễ dàng và nhanh chóng lưu trữ các web với khả năng mở rộng trên đám mây. Microsoft sử dụng các trung tâm dữ liệu toàn cầu, cung cấp những trải nghiệm đáng tin cậy, hài lòng và an toàn mà không cần phải tốn chi phí đầu tư hạ tầng.

          - Phát triển ứng dụng: Microsoft cung cấp cho khách hàng môi trường ảo (Máy ảo) hỗ trợ kiểm thử ứng dụng sản phẩm trước khi phát hành. Ngoài ra, Azure còn hỗ trợ thêm nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp chạy các ứng dụng với nhiều nền tảng khác nhau.

Đọc thêm: Lợi ích của điện toán đám mây - tại sao doanh nghiệp cần nhanh chóng lên Cloud?

 

3. Điện toán đám mây Azure có an toàn?

          Mối quan tâm chung đối với nhiều doanh nghiệp khi “lên mây” là tính an toàn và mức độ bảo vệ dữ liệu. Với Microsoft và trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới của họ, doanh nghiệp sẽ nhận được cấp độ bảo vệ dữ liệu và bảo mật vật lý vượt xa sự bảo vệ tường lửa đặc thù tại công ty. Vì thế, Azure  được tín nhiệm bởi rất nhiều khách hàng khác nhau, bao gồm nhiều tổ chức tài chính lớn nhất thế giới.

Các cơ sở hạ tầng bao gồm một danh mục đầu tư toàn cầu với hơn 100 trung tâm dữ liệu, 1 triệu máy chủ, mạng lưới phân phối, các nút điện toán, và các mạng cáp quang. Danh mục đầu tư này được xây dựng và quản lý bởi một đội ngũ các chuyên gia làm việc liên tục để hỗ trợ dịch vụ cho hơn 1 tỷ khách hàng. Cam kết đem đến những dịch vụ với chất lượng tốt nhất và sự an toàn tuyệt đối cho khách hàng.


 

4. Điện toán đám mây Azure phù hợp cho những doanh nghiệp nào? 

Microsoft Azure nói riêng hay các giải pháp về điện toán đám mây nói chung  sẽ hướng đến những đối tượng khách hàng của riêng nó. Nếu như doanh nghiệp của bạn là một doanh nghiệp quá nhỏ thì đôi khi việc sử dụng Microsoft Azure chưa chắc đã phải là một ý hay. Hoặc có chăng bạn có thể chuyển một phần nào đó hệ thống của công ty mình thì sẽ tốt hơn.

Nó sẽ phù hợp hơn đối với những doanh nghiệp vừa hoặc lớn. Đương nhiên, sẽ là những doanh nghiệp có xu hướng chuyển đổi từ cách quản lý vận hành truyền thống để làm quen dần với đám mây. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp này, việc sử dụng cần phải được tính toán rất kỹ lưỡng. Với hình thức tính tiền theo tài nguyên sử dụng như hiện tại mà Microsoft đang áp dụng, sẽ rất dễ bị đội chi phí nếu như không có kiểm soát tốt. 

Với những lợi thế riêng của mình, nền tảng điện toán đám mây Microsoft Azure ngày càng được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi. Nếu bạn và doanh nghiệp của bạn đang quan tâm đến Azure thì hãy tìm hiểu nó thật kỹ càng trước khi sử dụng để nó phát huy hết được ưu điểm của mình, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

 

Chia sẻ mạng xã hội:

Các tin tức khác