Sử dụng công nghệ điện toán đám mây doanh nghiệp có lợi ích gì?

Thời đại xu hướng 4.0 đánh dấu sự phát triển vượt bậc của công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing). Nó đã mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp đang sử dụng. Giờ đây công nghệ  điện toán đám mây đã trở thành xu hướng. Các doanh nghiệp hầu như đã bị chinh phục bởi sự hiệu quả mà nền tảng Cloud mang lại. Vậy sử dụng công nghệ điện toán đám mây có lợi ích gì?

1. Công nghệ điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây là việc phân phối các tài nguyên CNTT theo nhu cầu qua Internet với chính sách thanh toán theo mức sử dụng. Thay vì mua, sở hữu và bảo trì các trung tâm dữ liệu và máy chủ vật lý, bạn có thể tiếp cận các dịch vụ công nghệ, như năng lượng điện toán, lưu trữ và cơ sở dữ liệu, khi cần thiết, từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây 

Mức độ phổ biến của công nghệ điện toán đám mây đang tăng với một tốc độ chóng mặt, làm thay đổi triệt để cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp. 

Theo số liệu báo cáo của Flexera -  một công ty phần mềm máy tính của Mỹ về xu hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây cho biết chi phí đầu tư cho Cloud trong năm 2021 sẽ tăng lên 47% và được triển khai rộng rãi ở tất cả lĩnh vực. Mức độ phổ biến của công nghệ điện toán đám mây đang tăng với một tốc độ chóng mặt, làm thay đổi triệt để cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp.  Đặc biết là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn ra phức tạp. Các chính sách làm việc từ xa cho nhân viên diễn ra ở tất cả các quốc gia. Nhu cầu làm việc trực tuyến tăng lên rõ rệt. Lúc này, Cloud được coi là vũ khí hàng đầu giúp doanh nghiệp chống lại sự tàn khốc của dịch bệnh để duy trì hoạt động bình thường của công ty.

2. Công nghệ điện toán đám mây có những loại mô hình cung cấp dịch vụ nào?

  • Dịch vụ cơ sở hạ tầng (IaaS)

IaaS - Infrastructure as a service là mức độ cơ bản nhất của một mô hình điện toán đám mây. Các nhà cung cấp dịch vụ của mô hình này sẽ bán những cơ sở hạ tầng cần thiết để thiết lập những phần mềm cần thiết khác (triển khai phần mềm).

Khách hàng dùng bao nhiêu tài nguyên, chức năng như thế nào thì chi phí sẽ được tính một cách tương ứng.

  •   Dịch vụ nền tảng (PaaS)

PaaS - Platform as a service gần tương tự với IaaS nhưng cao cấp hơn một chút. Mô hình điện toán đám mây này cung cấp thêm các công cụ phát triển thông minh, dành riêng cho các doanh nghiệp phát triển ứng dụng, website dựa trên một nền tảng được cài đặt sẵn vô cùng tiện lợi.

  • Dịch vụ phần mềm (SaaS)

SaaS - Software as a service là mô hình điện toán đám mây cao cấp nhất. SaaS tiếp cận với đối tượng người dùng cuối cùng, cho phép họ tải xuống, sử dụng và vô hiệu hóa những phần mềm hoặc ứng dụng chạy trên nền tảng internet.

 

3. Lợi ích khi sử dụng công nghệ điện toán đám mây

  • Tiết kiệm chi phí

Doanh nghiệp, tổ chức có thể tiết kiệm kha khá chi phí khi chuyển lên làm việc trên nền tảng đám mây. Hầu hết các dịch vụ đám mây không đòi hỏi chi phí cơ sở hạ tầng ban đầu để mua và bảo trì thiết bị, vì vậy mọi người chỉ cần chi trả cho những gì họ sử dụng. Bạn không phải đầu tư vào phần cứng, CSVC, tiện ích hoặc xây dựng một trung tâm dữ liệu lớn để phát triển doanh nghiệp của mình. Bạn thậm chí không cần đến các đội CNTT lớn để xử lý các hoạt động của trung tâm dữ liệu đám mây vì bạn có thể “hưởng lợi” từ sức mạnh của đội CNTT từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây.  

  • Đảm bảo an toàn và tính bảo mật cao

Các nhà cung cấp dịch vụ phải luôn đảm bảo rằng hệ thống bảo vệ được cập nhật liên tục và cùng lúc với tất cả các tính năng mới thông qua việc kiểm định chặt chẽ. Tất cả các hoạt động trên đám mây sẽ được bên thứ ba giám sát và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn an toàn được đáp ứng.

Thêm nữa, điện toán đám mây được thiết kế bởi nhiều lớp bảo mật nên đảm bảo được tính bảo mật rất cao.

  • Tính di động

Điện toán đám mây cho phép bạn truy cập vào dữ liệu công ty thông qua nhiều thiết bị khác nhau như điện thoại, laptop, máy tính bảng từ bất cứ đâu. Nhân viên có lịch trình bận rộn hoặc làm việc từ xa có thể tận dụng tính năng này để kết nối với khách hàng và đồng nghiệp. Đây là cách làm việc lý tưởng khi bạn có thể cập nhật mọi tình hình công việc hoặc giải quyết mọi vấn đề ngay tức thì.

Ngoài ra, các tài nguyên trên đám mây có thể dễ dàng được lưu trữ, truy xuất, phục hồi, xử lý và gửi/nhận chỉ với một cú nhấp chuột. Mọi người đều có thể truy cập vào tài liệu của mình bất cứ khi nào 24/7, thông qua bất kỳ thiết bị nào dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới (cả khi online và offline).

Mọi quá trình nâng cấp hoặc sửa lỗi đều được bên dịch vụ tự động cập nhật. Doanh nghiệp không phải quan tâm đến vấn đề bảo trì và nâng cấp hệ thống, sửa lỗi phát sinh – giảm đáng kể khối lượng công việc cho nhân viên của bạn.

  • Khả năng tự phục hồi sau sự cố

Mất dữ liệu trong các trường hợp bị hỏa hoạn, lũ lụt hay chỉ đơn giản là thiết bị bị hỏng là điều đáng để doanh nghiệp bận tâm. Với các lưu trữ thông thường, không có cách nào có thể khôi phục được dữ liệu. Tuy nhiên với đám mây, dữ liệu luôn luôn an toàn, luôn luôn có sẵn vì chúng được lưu trữ hoàn toàn trên internet, trên vùng đám mây của riêng bạn mà không phải phụ thuộc vào bất kỳ thiết bị nào. Nhờ đó, người dùng không phải lo lắng các dữ liệu quan trọng bị mất đi khi gặp các sự cố trong quá trình sử dụng.

  • Khả năng mở rộng

Quy mô doanh nghiệp khác nhau sẽ có nhu cầu CNTT khác nhau. Công nghệ điện toán đám mây có thể phù hợp bất kì với mọi tổ chức nào. Nó cho phép doanh nghiệp mở rộng quy mô theo nhu cầu kinh doanh bất cứ lúc nào mà không gây áp lực lên bộ phận CNTT. Điều này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp mới thành lập vì họ có thể nhanh chóng bắt đầu quản lý hoạt động trên hệ thống điện toán đám mây mà không cần trả trước nhiều chi phí hay cần thuê nhiều nhân viên công nghệ. Khi doanh nghiệp phát triển, ban quản lý có thể tăng dung lượng điện toán đám mây để phù hợp với việc mở rộng công ty.

Với những ưu điểm trên, việc áp dụng công nghệ điện toán đám mây sẽ giúp thúc đẩy doanh nghiệp của bạn tiến xa hơn những công ty vẫn đang phục thuộc nhiều vào loại hình truyền thống.

 

Chia sẻ mạng xã hội:

Các tin tức khác