Những ví dụ về điện toán đám mây
Điện toán đám mây (Cloud Computing) đang phát triển ngày một mạnh mẽ. Mô hình công nghệ này và những ứng dụng của nó đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng. Bài viết dưới đây VTI Academy For Enterprise sẽ đưa ra một vài ví dụ về điện toán đám mây tiêu biểu được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay.
1. Ví dụ về điện toán đám mây trong Chatbot
Chatbot giờ đây đã được rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng khi ứng dụng trong kinh doanh. Nhờ có sự tính toán kỹ càng của điện toán đám mây mà đơn vị sử dụng có thể lưu lại tất cả nhưng sự lựa chọn của khách hàng, Từ đó, công ty sẽ đưa ra được các giải pháp tốt, các kế hoạch chi tiết, cụ thể được hành vi, sở thích của người dùng để tối ưu công việc vào trong chatbot hơn.
Một trong những ví dụ về điện toán đám mây trong chatbot mà có lẽ rất nhiều người biết đến đó là Siri trên Iphone. Các sản phẩm của Apple đã có mặt trên toàn cầu. Siri chính là trợ lý kỹ thuật số, cá nhân được điều khiển bằng giọng nói tích hợp sẵn. Khi người dùng nói “Hey Siri”, sau đó đặt câu hỏi cho Siri hoặc yêu cầu Siri thực hiện một tác vụ cho bạn. Và từ giờ, mỗi khi khi bạn nói “Hey Siri” thì hãy nhớ rằng có một giải pháp AI dựa trên công nghệ đám mây đằng sau chúng.
2. Ví dụ về điện toán đám mây trong mở rộng quy mô
Những doanh nghiệp áp dụng CNTT thành công vào trong quá trình vận hành và sản xuất đa số đều đang rất phát triển. Họ có xu hướng ngày càng mở rộng quy mô hơn cả về nhân sự, cơ sở vấn chất và kinh tế…
Mô hình điện toán đám mây cũng sẽ được mở rộng theo yêu cầu của người dùng mà doanh nghiệp sẽ không phải mua hay update thêm bất cứ điều gì về máy chủ, hệ thống lưu trữ…Điều này có lợi cho việc ứng phó với các nhu cầu đột biến mà không quá tốn kém. Doanh nghiệp sử dụng các tài nguyên máy tính bao nhiêu thì sẽ trả tiền bấy nhiêu
Netflix chính là một trong những ví dụ điển hình về sử dụng điện toán đám mây trong mở rộng quy mô. Đây là dịch vụ xem video trực tuyến của Mỹ, nội dung chủ yếu là phim và các chương trình truyền hình, rất phổ biến ở Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh, giãn cách xã hội liên tiếp diễn ra nên số người ở nhà và có nhu cầu trải nghiệm Netflix ngày càng tăng cao. Netflix đã tận dụng tiềm năng của công nghệ đám mây này thành lợi thế của họ để đáp ứng sự gia tăng lớn về tốc độ tải trang và tốc độ máy chủ vào thời gian cao điểm, nhiều người dùng truy cập. Việc chuyển từ trung tâm dữ liệu nội bộ sang đám mây cho phép công ty mở rộng đáng kể cơ sở dữ liệu khách hàng của mình.
3. Ví dụ về điện toán đám mây trong công cụ giao tiếp
Trong thời đại 4.0, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh, mọi người đang liên lạc, trò chuyện với nhau bằng các ứng dụng trò chuyện có trên các ứng dụng di động có kết nối Internet nhiều hơn là gặp mặt trực tiếp. Hầu hết những ứng dụng giao tiếp này đều có sự tham gia của công nghệ điện toán đám mây.
Hai ví dụ nổi tiếng không thể không nhắc tới có áp dụng điện toán đám mây đó chính là Skype và WhatsApp. Mọi tin nhắn và thông tin được lưu trữ trên phần cứng của nhà cung cấp dịch vụ thay vì trên thiết bị cá nhân của bạn. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể truy cập vào các phần thông tin của mình ở bất cứ đâu và bất cứ thiết bị di động có kết nối Internet.
4. Ví dụ về điện toán đám mây trong nâng cao hiệu suất
Một trong những vấn đề nhiều người quan tâm đến khi sử dụng các công cụ văn phòng đó chính là việc lưu trữ và bảo mật. Trong trường hợp máy tính của bạn bị mất hoặc bị hỏng thì bạn sẽ khó mà có thể lấy lại được các tài liệu đã lưu offline trên máy. Nhưng nếu sử dụng công nghệ điện toán đám mây, bạn và doanh nghiệp của bạn sẽ không còn phải lo lắng đến vấn đề này.
Microsoft Office 365 và Google Documents cũng là các công cụ văn phòng được sử dụng nhiều nhất và là các công cụ đã ứng dụng thành công Cloud Computing. Khi dùng hai công cụ này, các thông tin sẽ tự động được lưu trữ ngay sau đó. Công nghệ đám mây cũng giúp chia sẻ tài liệu và cho phép các cá nhân khác nhau làm việc trên cùng một tài liệu cùng một lúc.
5. Ví dụ về điện toán đám mây trong quy trình quản lý
Nhiều doanh nghiệp đã gặp cảm thấy khó khăn khi sắp xếp công việc của các bộ phận, thứ tự ưu tiên cho từng công việc. Nhân viên thì không biết nên làm gì trước, không có cảnh báo hay nhắc nhở. Người quản lý thì không biết được quá trình tương tác trước đó của cấp dưới với khách hàng. Tất cả đều đã được điện toán đám mây xử lý.
Phần mềm CRM (phần mềm quản lý quan hệ khách hàng) đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng cũng là một ví dụ về về áp dụng điện toán đám mây trong quy trình quản lý
Với số lượng các doanh nghiệp đang chuyển sang ứng dụng công nghệ đám mây ngày một tăng nhanh, điện toán đám mây đang dần trở thành giải pháp chủ đạo trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống thường ngày của mỗi chúng ta.