Hạ tầng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp nên thiết lập như thế nào?

Hạ tầng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của công ty. Vì thế phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin là điều rất cần thiết để doanh nghiệp tăng năng suất, tăng khả năng cạnh tranh và tăng trải nghiệm khách hàng

1. Hạ tầng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp là gì? 

Hạ tầng công nghệ thông tin là tập hợp thiết bị tính toán (máy chủ, máy trạm), thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh an toàn, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng.

Đây là một hệ thống hết sức quan trọng, hiểu được sự quan trọng đó mới giúp cho sự phát triển của CNTT tại Việt Nam nhanh chóng lớn mạnh. Bên cạnh sự đầu tư có bài bản cho hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của mình ở các công ty kinh doanh về lĩnh vực CNTT hoặc các công ty nước ngoài, thì đa phần các doanh nghiệp kinh doanh về các lĩnh vực khác đang không quá quan tâm hoặc đầu tư rất ít cho hệ thống hạ tầng và từ đó tốn rất nhiều chi phí cho việc bảo hành, phát triển hệ thống về sau.

Một hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin được đầu tư hoàn chỉnh phải mang các yếu tố sau:

Dễ dàng lắp đặt, vận hành và sửa chữa: hệ thống công nghệ thông tin trong doanh nghiệp phải cho phép dễ dàng và thuận tiện cho thi công và trong trường hợp có sự cố thì phải thuận tiện cho việc kiểm tra và sửa chữa.

Dễ quản lý: Hệ thống được thiết kế trên tiêu chuẩn dễ quản lý, thuận tiện cho công tác kiểm tra và vận hành hệ thống. 

Dễ dàng mở rộng: Hệ thống cho phép dễ dàng thi công mở rộng khi có nhu cầu để đáp ứng cho công việc. Tối ưu hóa chi phí đầu tư ban đầu.

Đáp ứng tốt các yêu cầu của công nghệ: hệ thống đáp ứng tốt các nhu cầu kỹ thuật hiện tại và các nhu cầu phát triển công nghệ thông tin trong ít nhất là vài năm tới

Đáp ứng tốt các nhu cầu trong hoạt động kinh doanh và thương mại của công trình.

 

2. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp 

Dưới đây là một trong những cách thiết lập hạ tầng công nghệ thông tin mà các doanh nghiệp có thể tham khảo. 

- Phần mềm

Phần mềm bao gồm các công cụ phục vụ cho công việc và hệ điều hành. Hãy lựa chọn các phần mềm, công cụ thích hợp cho việc quản lý và hỗ trợ cho quá trình làm việc của doanh nghiệp như: Microsoft Office, Google G-Suite

- Phần cứng

Phần cứng quyết định rất nhiều đến chất lượng và một cơ sở hạ tầng thì không thể thiếu phần cứng. Nếu doanh nghiệp bạn có dưới 3 workstation thì không cần có máy chủ. Nhưng để tiện cho việc mở rộng sau này thì hãy đầu tư server chất lượng tốt. Với một máy chỉ phục vụ cho khoảng 25 người dùng trở lên thì giá cũng không quá cao. Còn với doanh nghiệp nhỏ, bạn dùng một máy chủ cho 10 người là lý tưởng nhất.

 

- Công cụ giao tiếp

Email là công cụ giao tiếp quan trọng giữa doanh nghiệp, nhân viên, đối tác và khách hàng. Bạn cần có một hệ thống phù hợp để quản lý tin nhắn nhận và gửi, giao tiếp hiệu quả. Nếu doanh nghiệp có máy chủ riêng thì có thể áp dụng hệ thống email trong nhà. Với những công ty nhỏ và mới thành lập thì có thể dùng dịch vụ email để giảm bớt chi phí và linh hoạt hơn. Email có vai trò rất quan trọng vì vậy bạn cần tìm hiểu và kiểm tra nhà cung cấp xem có đáp ứng được thời gian phục vụ và thời gian phản hồi không.

- Thuê cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin bên ngoài

Đối với hệ thống Email riêng, bạn cần tốn thời gian để bảo mật và quản lý hết tất cả các Email. Với tình huống này doanh nghiệp nên thuê dịch vụ IT support sẽ có lợi hơn. Họ không những giúp cho doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Email an toàn và bảo mật hơn. Mà còn có thể hỗ trợ về cơ sở hạ tầng khi cần thiết. Bạn sẽ không cần tốn thời gian để tìm cách sử dụng phần mềm hay tích hợp ứng dụng với nhau nữa. Ngoài ra bộ phận IT còn hỗ trợ bảo mật dữ liệu, giải quyết vấn đề liên quan đến máy chủ, bảo mật máy tính.

 

3. Một số lưu ý khi xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp

- Đơn giản hóa

Đơn giản là chìa khóa cho sự thành công của một doanh nghiệp nhỏ, thay vì cố gắng tùy chỉnh cơ sở hạ tầng để đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng, tốt nhất là bạn nên chọn cách tiếp cận tiêu chuẩn, đặc biệt là khi mua sắm thiết bị, sản phẩm. Việc lựa chọn các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa giúp giảm nhu cầu đào tạo phức tạp và tốn kém, giảm chi phí khắc phục sự cố và chi phí cập nhật.

- Có thể mở rộng

Khi xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hãy dự đoán mức độ phát triển tiềm năng trong tương lai của doanh nghiệp và lên kế hoạch kinh doanh cho hiện tại và tương lai. Ví dụ dịch vụ chia sẻ tệp cơ bản có thể hoạt động tốt với 20 nhân viên hiện tại, nhưng 5 năm sau với vài trăm nhân viên, hệ thống đó sẽ tăng tải và cũng cần tăng cấu hình để đảm bảo được năng suất làm việc hiệu quả.

Doanh nghiệp phải lựa chọn mua sắm các sản phẩm có khả năng mở rộng, có khả năng tăng trưởng cùng doanh nghiệp, có các tùy chọn thêm chức năng. Lựa chọn hệ thống có khả năng mở rộng sẽ giúp doanh nghiệp tránh mất mát chi phí chuyển đổi trong tương lai như đào tạo lại toàn công ty, chưa kể trường hợp rủi ro dữ liệu bị mất và không thể phục hồi.

- Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng CNTT chuyên nghiệp

Khi chọn dịch vụ, phần mềm hay IT Support bạn hãy xem về chất lượng và quá trình chăm sóc khách hàng của nhà cung cấp. Điển hình như tốc độ phản hồi, quá trình chăm sóc khách hàng khi gặp phải sự cố,…

Hãy cố gắng tạo đường dây trực tiếp với nhân viên bán hàng và hỗ trợ. Việc này giúp bạn nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng về kỹ thuật sau này.

Đọc thêm: Làm sao để lựa chọn dịch vụ điện toán đám mây phù hợp với doanh nghiệp?

 

 

 

 

 

Chia sẻ mạng xã hội:

Các tin tức khác