Doanh nghiệp kinh doanh ngành công nghệ phần mềm cần lưu ý gì?

Những năm gần đây, công nghệ thông tin ngày càng phát triển và đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống của con người. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghệ phần mềm theo đó cũng ngày càng gia tăng, khẳng định “sức nóng” của mình trong cộng đồng doanh nghiệp. Sau đây là những điều mà các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này nên biết.

1.  Sản phẩm kinh doanh của ngành công nghệ phần mềm

Tại Nghị định 71/2007/NĐ-CP, điều 3 định nghĩa: “Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.”

Bên cạnh đó, ngành dịch vụ phần mềm cũng được định nghĩa là “ngành hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm”.

Như vậy, có thể hiểu rằng, đối tượng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghệ phần mềm có thể là hàng hóa (sản phẩm phần mềm) hoặc dịch vụ.

Căn cứ quy định của pháp luật, phần mềm có thể được phân loại dựa trên tính năng, bao gồm:

- Phần mềm hệ thống là phần mềm dùng để tổ chức và duy trì hoạt động của một hệ thống hoặc một thiết bị số (sau đây gọi chung là thiết bị số). Phần mềm hệ thống có thể tạo môi trường cho các phần mềm ứng dụng làm việc trên đó và luôn ở trạng thái làm việc khi thiết bị số hoạt động.

Ví dụ: Microsoft Windows, iOs, Android, …

- Phần mềm tiện ích là phần mềm nhằm trợ giúp cho người dùng tổ chức, quản lý và duy trì hoạt động của thiết bị số.

Ví dụ: Clean Master, Kaspersky, …

- Phần mềm ứng dụng là phần mềm được phát triển và cài đặt trên một môi trường nhất định, nhằm thực hiện những công việc, những tác nghiệp cụ thể.

Ví dụ: Facebook, Photoshop, …

- Phần mềm công cụ là phần mềm được dùng làm công cụ để cho người phát triển phần mềm sử dụng phát triển các phần mềm khác.

Ví dụ: C++

- Các phần mềm khác.

Hoặc quy trình hình thành:

- Phần mềm đóng gói là sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh, được đăng ký thương hiệu và nhân bản hàng loạt để cung cấp ra thị trường.

- Phần mềm sản xuất theo đơn đặt hàng là sản phẩm phần mềm được sản xuất theo các yêu cầu riêng của khách hàng hoặc người sử dụng.

Một số ngành nghề thường dùng để đăng ký kinh doanh gồm:

Ngành nghề

Mã ngành

Lập trình máy vi tính

6201

Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính

6202

Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính

6209

Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan

6311

Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh

4741

 

Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan; cổng thông tin

 

 

2. Hoạt động kinh doanh của ngành công nghệ phần mềm

Pháp luật phân loại các hoạt động kinh doanh ngành công nghệ phần mềm vào 03 nhóm chính như sau:

- Sản xuất phần mềm nhằm tạo mới hoặc nâng cấp, hoàn thiện, chỉnh sửa sản phẩm phần mềm

- Kinh doanh dịch vụ phần mềm nhằm hỗ trợ hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm, bao gồm:

+ Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin

+ Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm

+ Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm

+ Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm

+ Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm

+ Dịch vụ tích hợp hệ thống

+ Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin

+ Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm

+ Các dịch vụ phần mềm khác

- Gia công phần mềm là hoạt động trong đó bên nhận gia công thực hiện việc sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm hoặc thực hiện một số công đoạn để hoàn thành sản phẩm, dịch vụ phần mềm theo yêu cầu của bên thuê gia công.

Ngoài ra các doanh nghiệp kinh doanh ngành công nghệ phần mềm cũng cần lưu ý: 

– Nếu kinh doanh ngành nghề liên quan đến phần mềm, thiết bị ngụy trang, ghi âm, định vị, ghi hình thì doanh nghiệp cần tiến hành xin giấy phép đủ điều kiện về an ninh, trật tự mới được phép đi vào kinh doanh.

– Phải có địa chỉ hoạt động kinh doanh hợp pháp. Tức là có giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất hợp lệ, có hợp đồng thuê đất, thuê trụ sở, văn phòng đúng quy định.

– Chủ doanh nghiệp phải đảm bảo có đủ năng lực dân sự, sức khỏe và là công dân hợp pháp, không thuộc các đối tượng bị hạn chế mở doanh nghiệp phần mềm.

Trên đây một vài thông tin mà các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghệ phần mềm nên lưu ý. Theo dõi Fanpage Website của VTI Academy For Enterprise để theo dõi thêm hiều tin tức liên quan tới doanh nghiệp hơn nhé!

Đọc thêm: Cần điều kiện gì để được công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao?

Chia sẻ mạng xã hội:

Các tin tức khác