Blockchain là gì? Hiểu đúng về công nghệ Blockchain
Ngày nay Blockchain đã trở thành cuộc cách mạng được ứng dụng trong hầu hết lĩnh vực của đời sống, từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Và tương lai, người ta tin rằng Blockchain sẽ còn được mở rộng và hiệu quả hơn giúp con người giải quyết các vấn đề trong thời đại 4.0. Vậy bạn có biết Blockchain là gì chưa? Nếu chưa thì hãy cùng VTI Academy For Enterprise tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây
1. Blockchain là gì?
Blockchain (chuỗi khối) hay cuốn sổ cái là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin được thu thập thông qua một hệ thống nằm trên Internet và được liên kết với nhau bằng mã hóa. Mỗi khối đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu. Một khi dữ liệu đã được mạng lưới của Blockchain chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.
Công nghệ Blockchain được phát minh và thiết kế đầu tiên bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2008 khi mà đồng tiền Bitcoin được Satoshi giới thiệu ra thế giới. Tại thời điểm đó, người ta chỉ biết đến Bitcoin, và công nghệ đứng sau nó thì chưa có tiếng vang như thời điểm hiện giờ. Từ 2008 đến nay, Blockchain đã được phát triển và cải tiến trở thành một trong những công nghệ đột phá lớn nhất với tiềm năng ảnh hưởng rộng lớn. Đây là một công nghệ mới, giúp cải thiện được rất nhiều những mặt hạn chế của cách lưu trữ và trao đổi thông tin truyền thống. Bởi lý do này, mà blockchain ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: kinh tế tài chính, giáo dục, nông nghiệp, công nghiệp, lĩnh vực giải trí, y tế hay giáo dục….
2. Các loại Blockchain
Hệ thống Blockchain chia thành 3 loại chính:
-
Public: Bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên Blockchain. Quá trình xác thực giao dịch trên Blockchain này đòi hỏi phải có hàng nghìn hay hàng vạn nút tham gia. Do đó để tấn công vào hệ thống Blockchain này là điều bất khả thi vì chi phí khá cao.
-
Private: Người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu, không có quyền ghi vì điều này thuộc về bên tổ chức thứ ba tuyệt đối tin cậy. Tổ chức này có thể hoặc không cho phép người dùng đọc dữ liệu trong một số trường hợp. Bên thứ ba toàn quyền quyết định mọi thay đổi trên Blockchain. Vì đây là một Private Blockchain, cho nên thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch.
-
Permissioned: Hay còn gọi là Consortium, một dạng của Private nhưng bổ sung thêm một số tính năng nhất định, kết hợp giữa “niềm tin” khi tham gia vào Public và “niềm tin tuyệt đối” khi tham gia vào Private.
3. Ưu điểm của Blockchain
-
Minh bạch và không thể phá vỡ: Có thể nói đây là một trong những đặc điểm nổi bật nhất. Tất cả thông tin được lưu trữ, truyền tải và xử lý trong hệ thống blockchain, đều được thể hiện một cách minh bạch, rõ ràng nhất và không thể thay đổi, không thể giả mạo, không thể phá vỡ. Do đó, nếu bạn muốn truy xuất những thông tin về giao dịch của mình hay của người khác thì bạn sẽ không bao giờ phải lo ngại về sự thiếu chính xác của dữ liệu.
-
Đặc tính ẩn danh: Trọng tâm trong việc bảo vệ sự riêng tư của Blockchain chính là khả năng ẩn danh người dùng. Đặc tính này, sẽ giúp bạn có thể giao dịch một cách an toàn, bảo mật mà không cần phải lo ngại về người khác biết được danh tính của mình. Cùng với sự minh bạch, không thể phá vỡ hay thay đổi dữ liệu và đặc tính ẩn danh, giúp Blockchain tạo ra một niềm tin rất lớn đối với người dùng, giúp bạn cảm thấy an tâm hơn khi tham gia vào Blockchain.
-
Tiết kiệm thời gian: Các giao dịch liên ngân hàng có thể mất tới một tới vài ngày để thực hiện xong. Nhưng với giao dịch Blockchain thì có thể giảm xuống còn vài phút, hoặc vài giây và được xử lý 24/7.
-
Tiết kiệm chi phí: Nếu giao dịch truyền thống, theo kiểu cần có bên thứ 3 để xác thực, tạo sự tin cậy và minh bạch, thì bạn sẽ phải chịu thêm một phần chi phí nhất định cho bên thứ 3 này. Tuy nhiên, khi bạn ứng dụng Blockchain vào giao dịch của mình hệ thống trên Blockchain sẽ là người xác nhận cho bạn, mà không cần tốn thêm chi phí
-
Ứng dụng rộng rãi công nghệ: Blockchain có thể ứng dụng rộng rãi trong mọi mặt đời sống hiện nay. Ví dụ như ứng dụng Blockchain trong nông nghiệp thực phẩm, trong quản lý giáo dục, bầu cử kỹ thuật số…. và nổi bậc nhất vẫn là công nghệ Blockchain được ứng dụng trong giao dịch tài chính.
“Siêu công nghệ” Blockchain với những ứng dụng nổi bật đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong CNTT nói riêng và đời sống nói chung. Hãy theo dõi VTI Academy For Enterprise để cập nhập thêm nhiều thông tin về Blockchain nhé!